Đây là BÍ KÍP giúp nhà mình VƯỢT SÓNG GIÓ KHỦNG HOẢNG LÊN 3

Dạo này Bánh Chưng (2 tuổi 3 tháng) nhà mình rất rất hay ăn vạ, bạn này thì to mồm tính khí mạnh bẩm sinh, ăn vạ là hét chói tai với lại nước mắt nước mũi đầm đìa chỉ sau 2 cái chớp mắt luôn 😀. Lăn ra sàn giãy đành đạch lau nhà sạch bong kin kít là chuyện quá bìnhhh thườngggg luônnn :)))

Khủng hoảng tuổi lên 3 phần lớn đến từ việc con không đủ ngôn từ để diễn đạt điều con muốn. Bản thân con cũng cảm thấy rất bất lực với sự hạn chế về mặt ngôn ngữ này, chỉ có cách hét lên, khóc, giãy đành đạch để giải tỏa cảm xúc của mình. Không phải con cố tình trêu ngươi/khiêu khích cha mẹ, đây là điều tốt nhất mà một đứa trẻ hơn 2 tuổi có thể làm được trong tình huống không được đáp ứng yêu cầu.

Khi con đề nghị một điều gì đó mà bạn HIỂU HAY KHÔNG HIỂU, ĐỒNG Ý HAY KHÔNG ĐỒNG Ý, BẮT BUỘC PHẢI LÀM ĐIỀU NÀY TRƯỚC!

Đó là GỌI TÊN/XÁC NHẬN NHU CẦU/CẢM XÚC CỦA CON!

Nếu bạn không hiểu điều con diễn đạt, ĐỪNG BẢO MẸ KHÔNG HIỂU, nó kích hoạt sự BẤT LỰC của con.

Nếu bạn hiểu nhưng không đồng ý với điều con đòi hỏi, ĐỪNG NGAY LẬP TỨC BẢO KHÔNG ĐƯỢC hay ĐỂ KHI KHÁC!

Nhà mình phải hết sức tâm huyết chú tâm vào đọc hiểu nhu cầu của con đồng thời thể hiện cho con thấy. Bố không hiểu thì gọi mẹ. Mẹ không hiểu thì gọi chị Bánh Bao. Và thường thì chị Bánh Bao là cầu nối hiệu quả để nhu cầu của con có thể truyền tải đến bố mẹ. Không phải vì chị Bánh Bao đoán 1 phát ăn ngay, mà tư duy của trẻ con dễ tương thông với nhau hơn và Bao rất kiên trì trong việc đoán ý em. Thường thì sau khoảng 3 4 phát đoán sai, cả nhà cũng sẽ “khám phá” ra nhu cầu của Bánh Chưng. Lúc này, dù bố mẹ đồng ý hay không đồng ý, con cũng hiểu rằng nhu cầu/cảm xúc của mình đã được lắng nghe. Và phản ứng khi không được đáp ứng sẽ nhẹ nhàng hơn rất rất rất nhiều.

Có lần Bánh Chưng đòi ăn bánh trước giờ ăn cơm, mình nhanh mồm bảo: Ăn cơm xong thì ăn bánh nhé!

Thôi xong, ngay lập tức sàn nhà có máy lau nhà chạy bằng cơm vừa chạy vừa nhỏ nước mắt nước mũi nước dãi ra. (Có gia đình, bé sẽ không ăn vạ cật lực như vậy vì trước đó con đã bị dọa bằng quát nạt/ dọa dẫm/ đòn roi là không được khóc, không được ăn vạ. Lúc này con sẽ không dám thể hiện ra, nhưng cảm xúc đó sẽ được dồn vào một chỗ khác, biểu hiện ra theo kiểu khác, và hậu quả sẽ nặng nề hơn đó. Hic!)

Sau vài quả cơm chan nước mắt, mình áp dụng triệt để quy trình vừa kể trên thì không khí gia đình đã êm ấm hơn nhiều, thính lực của cả nhà cũng không bị ảnh hưởng nữa :v

Vậy nếu không bảo “Ăn cơm xong thì ăn bánh nhé” thì nói thế nào. Dưới đây là ví dụ ạ:

– Con muốn ăn bánh à?

– Con muốn ăn bánh gạo phải không?

– Con muốn ăn luôn bây giờ hả?

– Con thèm bánh gạo quá à?

– Khi nào ăn cơm xong thì mình ăn bánh gạo nhé.

Nói cả 5 câu kiểu như này + ĐỒNG CẢM với nhu cầu muốn được ăn bánh của con => giảm 80% ăn vạ ❤

Muốn giai đoạn khủng hoảng lên 3 trôi qua nhẹ nhàng, bên cạnh một số kỹ thuật lắng nghe, giao tiếp hiệu quả, chúng ta rất cần giúp con phát triển ngôn ngữ ngay từ khi lọt lòng và tiếp tục đến tận khi con có thể tự tin diễn đạt mọi điều con muốn sao cho ai cũng hiểu (chắc phải tầm 5 6 tuổi trở lên, theo quan sát của mình chứ mình chưa tìm được tài liệu thống kê)

Ebook 125+ TRÒ CHƠI giúp bé PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN có hệ thống bài tập giúp bé phát triển ngôn ngữ ngay từ khi sơ sinh, xuyên suốt quá trình đến khi bé 5 tuổi luôn. Mỗi giai đoạn sẽ là những bài tập khác nhau để giúp bé phát triển toàn diện và tăng gắn kết cho cả gia đình ❤