Có con nhỏ dưới 1 tuổi, nếu 1 mình chăm con thì cái cảnh đi đa’i cũng tính là 1 việc hay đi ẻ không hết cức là chuyện quá bình thường, kể cả nuôi con theo EASY “vào nếp siêu mượt” như mình. Mà nếu được ông bà phụ giúp thì kiểu gì cũng có những sự sai khác trong cách nuôi con của phụ nữ hiện đại và của “các cụ”.
Nhưng không phải người vợ nào cũng nhận được sự đồng cảm từ chồng cho nỗi vất vả này. Khi tâm sự với chồng lại nhận được mấy câu kiểu “thôi em nhịn đi” hay “ở nhà có mỗi việc trông con thôi mà kêu mệt” nó cay gì đâu. Khác đóe gì bị cầm daao đâ/m vào tim. Người vợ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cô đơn và không được thấu hiểu trong chính mối quan hệ mà đáng ra phải là chỗ dựa an toàn.
🕯️Người vợ thường nghĩ rằng vấn đề nằm ở sự vô tâm của chồng. Sẽ có 2 trường phái võ lâm để đối diện với tình trạng chồng vô tâm như sau:
– Cố gắng trò chuyện, nói với chồng về cảm xúc của mình, nhưng lại chỉ nhận được sự lảng tránh hoặc “bồi” thêm cho vài câu nói xót xa hơn.
– Tủi thân, âm thầm chịu đựng, tự mình vượt qua mọi khó khăn vì nghĩ rằng “sống vì con”. Hy vọng rằng khi con lớn hơn, khi mình lấy lại vóc dáng hay làn da như trước khi sinh, khi mình hết thời gian thai sản… thì mọi thứ sẽ ổn hơn, chồng sẽ quan tâm đến mình hơn.
💡Vấn đề thực sự không chỉ là sự vô tâm của chồng, mà là cả hai vợ chồng đều không hiểu sâu về nhu cầu cảm xúc của nhau. Chồng không nhận ra rằng người vợ cần sự đồng cảm, sự sẻ chia trong giai đoạn khó khăn này, và vợ cũng không biết cách truyền đạt cảm xúc của mình sao cho chồng có thể thực sự hiểu và thấu cảm. Mối quan hệ thiếu một nền tảng giao tiếp và kết nối vững chắc, dẫn đến những hiểu lầm và cảm giác bị bỏ rơi. Vợ càng cảm thấy cô đơn, còn chồng thì càng xa cách.
⛈️Nếu không có sự thay đổi, khoảng cách giữa hai vợ chồng sẽ ngày càng lớn. Người vợ sẽ ngày càng cảm thấy cô đơn trong chính cuộc hôn nhân của mình, dần dần mất đi cảm giác được yêu thương và tôn trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai người mà có thể làm tổn thương sâu sắc đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người vợ, cũng như em bé được cô ấy ngày ngày nuôi dưỡng.
Nếu vượt qua được vài năm đầu con mọn, những vết thương từ sự vô tâm của chồng trong giai đoạn người vợ mong manh yếu ớt nhất cũng không dễ gì quên được. Sự tích tụ từ những câu nói/ hành động này có thể hình thành 1 lăng kinh tiêu cực khi người vợ nhìn nhận những hành động/ lời nói của chồng về sau. Người chồng khi thấy mình làm gì cũng bị đánh giá tiêu cực thì cũng mất đi động lực để thay đổi trở nên tốt hơn.
☘️Khi người vợ bấtlực trong việc thay đổi chồng, điều mình giúp cô ấy có thể làm để hồi sinh không khí tuần trăng mật cho hôn nhân trong Ý Hợp Tâm Đầu chính là:
– Kết nối với cơ thể, cảm xúc, nhu cầu của bản thân
– Giao tiếp một cách hiệu quả, hòa hợp với chồng. Tâm sự cởi mở, có phương pháp để hiểu rõ hơn về nhu cầu cảm xúc của nhau, từ đó tạo ra sự kết nối sâu sắc và bền vững trong hôn nhân (ngôn từ chiếm 7% thành công, 93% còn lại là nhờ năng lượng bạn toả ra)
– Thanh lọc những cảm xúc, năng lượng tích tụ do sự vô tâm của chồng trong quá khứ. Biến lăng kính đen người vợ đang đeo trở nên trong suốt hơn.
=> Người vợ sẽ biết cách truyền đạt cảm xúc, mong muốn của mình một cách rõ ràng, nhẹ nhàng, và chồng sẽ lắng nghe, đồng cảm và trở thành người bạn đồng hành thực sự trong cuộc sống. Ngược lại, người vợ cũng hiểu chồng mình hơn và yêu thương anh ấy đúng cách hơn.
Chồng không còn là người vô tâm mà trở thành người bạn đời thấu hiểu, sẵn sàng sẻ chia và quan tâm đến bạn. Những cảm xúc đau đớn, mệt mỏi sau sinh sẽ không còn là gánh nặng bởi bạn luôn có sự đồng hành, hỗ trợ từ người bạn đời của mình. Hôn nhân sẽ trở thành một nơi ấm áp, an toàn và tràn đầy yêu thương, nơi mà cả hai có thể dựa vào nhau để cùng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống ❤
“Vợ chồng san sẻ – Ngại gì không đẻ” 😀. Xin được dùng câu nói vui của chồng mình để làm câu kết cho bài viết này :v
#yhoptamdau
#buithithanhchuyen