Rét sun chym mà CON KHÔNG CHỊU ĐỘI MŨ ĐI HỌC, bố thì sắp MUỘN GIỜ LÀM – HÀNH TRÌNH THOÁT CƠN ĂN VẠ NGOẠN MỤC VÀ KHIẾN CON VUI VẺ ĐỘI MŨ 

Bánh Chưng (hơn 2 tuổi) nhà mình bình thường luôn luôn đòi đội mũ đi học.

1 ngày đẹp trời, à nhầm, 1 ngày mùa đông rét căm căm gió buốt thổi rít qua từng khe cửa, con nhất định không chịu đội mũ đi học. Đội vào giúp con, ngay lập tức con gạt phắt mũ ra khỏi đầu và thể hiện sự chống đối hết sức mãnh liệt (Con là em bé cá tính)

Mình đã phải động chiếc não vốn vẫn muốn vùi trong chăn cho ấm, làm nóng não lên để xem vì sao con không chịu đội mũ :))))

Với những em bé cá tính, nếu không giải quyết thỏa đáng, con sẽ không chịu khuất phục trước bất cứ điều gì dù điều đó có tốt đến đâu (đội mũ khi trời siêu lạnh). Con thà khóc giãy đành đạch và để sẵn tay lên đầu để sẵn sàng hất mũ ra chứ không chịu đội mũ nếu chưa được giải quyết thỏa đáng nguyên nhân trực tiếp => Trăm phần trăm là con vẫn sẽ không đội mũ và bonus cơn khóc lóc đau đầu váng óc khiến bố muộn giờ làm.

Với những em bé khác, việc chưa giải quyết thỏa đáng nhưng lại đem quyền làm cha mẹ, đem kinh nghiệm của mình và bắt con làm theo. Con sẽ “tốt” theo cách nghĩ của cha mẹ, nhưng có kết nối và muốn chia sẻ với ba mẹ trong suốt hành trình trưởng thành hay không lại là chuyện khác. Những câu chuyện “cháu nó ở nhà ngoan lắm” có một phần không nhỏ đến từ nguyên nhân này.

Sau khi động não, đầu mình nảy số 😀

Sáng hôm đấy, con đòi mẹ buộc tóc cho. Tóc con trai thì ngắn, mẹ buộc cho được đúng 1 chỏm bé tí dài hẳn gần 1cm như cái mầm củ hành khô lâu lâu không ăn mọc ra vậy.

Mình xác nhận với con (vì ngôn từ của con chưa đủ diễn đạt câu khó như thế).

– Con không muốn đội mũ vì sợ bị tuột tóc phải không? Con đồng ý

– Chưng không đội mũ thì mẹ sẽ rất lo lắng đấy, vì trời bên ngoài rất lạnh, không đội mũ có thể khiến mình bị ốm. Mẹ sẽ cho con 2 chiếc chun để vào balô để nếu đến lớp tóc bị tuột thì bố sẽ nhờ cô buộc lại tóc cho con nhé.

Ngay lập tức mình đi lấy chun và chỉ cho con là mình để vào chỗ ngăn khóa nhỏ của balô. Cậu chàng có vẻ yên tâm hơn rồi, hí hửng vì có 2 cái chun trong cặp lắm.

Ai ngờ con lại đòi mẹ đi cùng. Bình thường chỉ ôm với thơm mẹ xong là tung tẩy đi học với bố, có cần mẹ đi cùng đâu.

Vậy là mình đưa con ra cửa, rồi hỏi lại con:

– Con sợ bố sẽ quên không nói với cô về việc buộc lại tóc cho con nếu tóc bị tuột phải không? (Con xác nhận)

– Bố hứa mà bố nhỉ. (Bố hùa vào đồng ý ngay 😃)

– Đúng rồi, bố mẹ mà hứa là bố mẹ sẽ thực hiện. Đến lớp nhất định bố sẽ kiểm tra xem tóc của con có tuột không, nếu bị tuột bố sẽ nhờ cô buộc lại nhé.

Sau cú chốt hạ đó, con vui vẻ bai bai mẹ đi học ^^!

Viết những dòng này ra đây, một phần để ghi nhận bản thân mình, một phần để chia sẻ với các mẹ cách thấu hiểu con.

Ghi nhận bản thân mình, bởi trước đây mình sẽ chỉ đáp ứng nhu cầu của người khác nếu họ nói ra. Nhưng các em bé nhỏ ngôn từ không đủ mà đợi con nói ra được cái câu con cần nói thì có lẽ phải chờ đến… năm sau. Nếu là mình của vài năm trước, buổi sáng mùa đông hôm đó sẽ là trận khóc khoảng nửa tiếng và đồng chí con cá tính vẫn sẽ nhất định không đội mũ đi học :v Mình đã tinh tế hơn mình của vài năm trước rất nhiều rồi híhí! So với những người tinh tế khác, mình vẫn con nhiều điều để học hỏi. Nhưng mình đã tốt hơn mình vài năm trước rất nhiều nên phải lu loa lên để ghi nhận bản thân =))))

Đằng sau mỗi hành động khó hiểu của con, chắc chắn có một lý do nào đấy. Hãy đi tìm lý do đó và giải quyết thỏa đáng thay vì áp đặt con làm điều mà mình nghĩ là tốt nhé ba mẹ ơi ❤

Bùi Thanh Chuyên
Family Mentor

Rét sun chym mà CON KHÔNG CHỊU ĐỘI MŨ ĐI HỌC, bố thì sắp MUỘN GIỜ LÀM – HÀNH TRÌNH THOÁT CƠN ĂN VẠ NGOẠN MỤC VÀ KHIẾN CON VUI VẺ ĐỘI MŨ 😀

Bánh Chưng (hơn 2 tuổi) nhà mình bình thường luôn luôn đòi đội mũ đi học.

1 ngày đẹp trời, à nhầm, 1 ngày mùa đông rét căm căm gió buốt thổi rít qua từng khe cửa, con nhất định không chịu đội mũ đi học. Đội vào giúp con, ngay lập tức con gạt phắt mũ ra khỏi đầu và thể hiện sự chống đối hết sức mãnh liệt (Con là em bé cá tính)

Mình đã phải động chiếc não vốn vẫn muốn vùi trong chăn cho ấm, làm nóng não lên để xem vì sao con không chịu đội mũ :))))

Với những em bé cá tính, nếu không giải quyết thỏa đáng, con sẽ không chịu khuất phục trước bất cứ điều gì dù điều đó có tốt đến đâu (đội mũ khi trời siêu lạnh). Con thà khóc giãy đành đạch và để sẵn tay lên đầu để sẵn sàng hất mũ ra chứ không chịu đội mũ nếu chưa được giải quyết thỏa đáng nguyên nhân trực tiếp => Trăm phần trăm là con vẫn sẽ không đội mũ và bonus cơn khóc lóc đau đầu váng óc khiến bố muộn giờ làm.

Với những em bé khác, việc chưa giải quyết thỏa đáng nhưng lại đem quyền làm cha mẹ, đem kinh nghiệm của mình và bắt con làm theo. Con sẽ “tốt” theo cách nghĩ của cha mẹ, nhưng có kết nối và muốn chia sẻ với ba mẹ trong suốt hành trình trưởng thành hay không lại là chuyện khác. Những câu chuyện “cháu nó ở nhà ngoan lắm” có một phần không nhỏ đến từ nguyên nhân này.

Sau khi động não, đầu mình nảy số 😀

Sáng hôm đấy, con đòi mẹ buộc tóc cho. Tóc con trai thì ngắn, mẹ buộc cho được đúng 1 chỏm bé tí dài hẳn gần 1cm như cái mầm củ hành khô lâu lâu không ăn mọc ra vậy.

Mình xác nhận với con (vì ngôn từ của con chưa đủ diễn đạt câu khó như thế).

– Con không muốn đội mũ vì sợ bị tuột tóc phải không? Con đồng ý

– Chưng không đội mũ thì mẹ sẽ rất lo lắng đấy, vì trời bên ngoài rất lạnh, không đội mũ có thể khiến mình bị ốm. Mẹ sẽ cho con 2 chiếc chun để vào balô để nếu đến lớp tóc bị tuột thì bố sẽ nhờ cô buộc lại tóc cho con nhé.

Ngay lập tức mình đi lấy chun và chỉ cho con là mình để vào chỗ ngăn khóa nhỏ của balô. Cậu chàng có vẻ yên tâm hơn rồi, hí hửng vì có 2 cái chun trong cặp lắm.

Ai ngờ con lại đòi mẹ đi cùng. Bình thường chỉ ôm với thơm mẹ xong là tung tẩy đi học với bố, có cần mẹ đi cùng đâu.

Vậy là mình đưa con ra cửa, rồi hỏi lại con:

– Con sợ bố sẽ quên không nói với cô về việc buộc lại tóc cho con nếu tóc bị tuột phải không? (Con xác nhận)

– Bố hứa mà bố nhỉ. (Bố hùa vào đồng ý ngay 😃)

– Đúng rồi, bố mẹ mà hứa là bố mẹ sẽ thực hiện. Đến lớp nhất định bố sẽ kiểm tra xem tóc của con có tuột không, nếu bị tuột bố sẽ nhờ cô buộc lại nhé.

Sau cú chốt hạ đó, con vui vẻ bai bai mẹ đi học ^^!

Viết những dòng này ra đây, một phần để ghi nhận bản thân mình, một phần để chia sẻ với các mẹ cách thấu hiểu con.

Ghi nhận bản thân mình, bởi trước đây mình sẽ chỉ đáp ứng nhu cầu của người khác nếu họ nói ra. Nhưng các em bé nhỏ ngôn từ không đủ mà đợi con nói ra được cái câu con cần nói thì có lẽ phải chờ đến… năm sau. Nếu là mình của vài năm trước, buổi sáng mùa đông hôm đó sẽ là trận khóc khoảng nửa tiếng và đồng chí con cá tính vẫn sẽ nhất định không đội mũ đi học :v Mình đã tinh tế hơn mình của vài năm trước rất nhiều rồi híhí! So với những người tinh tế khác, mình vẫn con nhiều điều để học hỏi. Nhưng mình đã tốt hơn mình vài năm trước rất nhiều nên phải lu loa lên để ghi nhận bản thân =))))

Đằng sau mỗi hành động khó hiểu của con, chắc chắn có một lý do nào đấy. Hãy đi tìm lý do đó và giải quyết thỏa đáng thay vì áp đặt con làm điều mà mình nghĩ là tốt nhé ba mẹ ơi ❤

Bùi Thanh Chuyên
Family Mentor

ĐI LÀM hay Ở NHÀ CHĂM CON – Tư duy về việc RA QUYẾT ĐỊNH

Khi bé khoảng 6 tháng tuổi, nhiều mẹ sẽ quay lại công việc và nhờ ông bà, giúp việc chăm sóc con. Một số ít trường hợp, mẹ sẽ cho bé đi nhà trẻ để quay lại công việc.

Nhưng có những gia đình không gửi được con cho ông bà hoặc mẹ không yên tâm khi giao con cho người khác vì muốn chăm sóc con thật chu đáo, và mẹ sẽ tạm nghỉ làm để ở nhà chăm con. Tạm dừng công việc để ở nhà chăm con không phải là lựa chọn dễ dàng, bởi ai ở nhà chăm con vài tháng liền đều hiểu sự bí bách, tù túng đó như thế nào.

Bản thân mình đã từng đứng trước lựa chọn đó bởi ông bà nội ngoại đều sức khỏe kém không hỗ trợ được việc chăm con. Mình lại khá kỹ tính về một số mặt trong nuôi dạy con nên cũng không yên tâm gửi con cho người chỉ biết nuôi trẻ theo kiểu “các cụ bảo thế”.

Việc cân bằng giữa sự nghiệp, con cái, thời gian cho bản thân hay những người bạn/ đồng nghiệp luôn là điều tối quan trọng cần lưu tâm trong cuộc sống. Khi ở trong mớ bòng bong của quá nhiều điều băn khoăn, không biết phải làm sao. Thái độ nào chúng ta nên có để giải quyết được vấn đề?

Đầu tiên, cần đi ra ngay khỏi sự lo lắng, stress vì “mớ hỗn độn” đan xen loằng sờ ngoằng giữa các vấn đề mà chúng ta đang gặp phải. Nếu cứ ngồi nghĩ: “nhỡ không đi làm không có tiền nuôi con thì sao?” “nhỡ để con cho ông bà chăm con hư thì sao?” “ở nhà bí bách quá mà đi làm thì lại thấy thương con…” thì sẽ không bao giờ chúng ta tìm ra được cách giải quyết. Bộ não khá là máy móc, nó chỉ nghĩ ra được giải pháp khi câu hỏi đúng được đặt ra. Giống như khi hỏi đứa trẻ con chưa chào người lớn là “mồm đâu” thì các bạn ý sẽ chỉ mồm rồi bảo “mồm đây” ý. Các bạn ý đâu có hiểu “thâm ý” của người lớn đâu. Bộ não cũng vậy!

Khi lo lắng, stress, bộ não sẽ bị đóng băng. Đã bao giờ bạn học bài như cháo chảy nhưng khi lên bảng hay vào phòng thi lại quên hết chữ chưa? Đó là sự căng thẳng hồi hộp khiến mình quên hết kiến thức đó. Hay là 1 bài hát mà ai cũng thuộc nhưng khi lên sân khấu biểu diễn lại quên lời – chính mình hồi lớp 2 lớp 3 gì đó đi biểu diễn văn nghệ quên mất lời đứng đần mặt ra, cô giáo trong ban giám khảo thương tình hát mồi cho câu đầu nè =)))))

Vậy thì chúng ta cần giải phóng, cân bằng những cảm xúc ấy trước đã. Rồi thì sự minh mẫn của bạn mới quay trở lại.

Giải phóng cảm xúc, cân bằng cảm xúc xong rồi thì làm gì?

Hãy tập trung vào điều bạn muốn và đặt câu hỏi đúng.

Một số câu hỏi nên đặt ra:

– Bạn muốn gì trong cuộc sống?
– Muốn gì trong từng khía cạnh của cuộc sống: sự nghiệp, tài chính, con cái, mối quan hệ…?
– Điểm cân bằng của các mong muốn đó là gì?
– Nếu cần phải ưu tiên hơn cho một khía cạnh cuộc sống trong giai đoạn này, đâu là điều đó?
– Điều gì nên làm ở thời điểm này để đạt được điều bạn mong muốn?

Mình thậm chí còn kẻ đôi trang giấy và ghi tất cả những ưu nhược điểm của 2 phương án mình đang phân vân ra, từ đó đưa ra lựa chọn.

Cuối cùng, mình đã chọn lựa ở nhà chăm con để đặt nền móng cho hành trình ăn dặm của con.

Khi con đã cứng cáp và ăn dặm bé chỉ huy “thành thần” ở mốc hơn 10 tháng tuổi, mình cho con đi học và quay lại công việc. Mình tìm công việc mới linh động thời gian để chủ động chăm sóc được con lúc bạn ý ốm đau.

Đến bạn thứ 2 nhà mình cũng “cắp ba lô” đi học từ khi hơn 9 tháng tuổi.

Mình hoàn toàn hài lòng với lựa chọn của mình.

Tư duy về việc ra quyết định này có thể áp dụng với nhiều băn khoăn khác:

– Cho con đi lớp hay ở nhà ông bà/ giúp việc trông

– Quay lại công việc cũ hay tìm việc mới

– Chọn trường công hay trường tư

Cân bằng cuộc sống không phải là lúc nào cũng chia đều chằn chặn mọi thứ. Cân bằng là biết điều gì phù hợp ở giai đoạn nào để cuộc sống của bạn vận hành trơn tru nhẹ nhàng nhất.

Còn bạn, lựa chọn của bạn là gì?

Làm thế nào để CHỒNG TRÔNG CON NHỎ CHO VỢ ĐI CHƠI?

Mình up ảnh chồng ở nhà trông con cho mình đi chơi, các mẹ hỏi quá trời làm sao hay vậy. Bài này mình sẽ chia sẻ nha ^^!

Nếu danh hiệu “giỏi việc nước, đảm việc nhà” được trao cho một người trong nhà mình, người nhận nó chắc chắn là chồng mình :))) Đã cày như trâu phờ phạc kiếm xiền nuôi vợ con rồi về nhà con phải chăm con, có lúc còn chăm vợ :v. Thươnggg anhh ahihi. Từ hồi con còn bé xíu, mình có thể tung tẩy đi cả ngày, chỉ cần vắt sữa để ở nhà là chồng mình cân tất ❤. Một trong những bí quyết để vợ “chuyển giao công nghệ” chăm sóc con cho chồng, đó là mọi việc đều có “quy trình”.

Cho con ăn: mấy giờ ăn, lấy sữa ở đâu, lấy bao nhiêu sữa, hâm sữa như thế nào, cho ăn như thế nào… Ăn dặm thì món ăn để ở đâu, hâm nóng hay làm chín như thế nào, cho con ăn thế nào… đều được mình chia sẻ chi tiết với chồng kết hợp minh họa luôn.

Cho con ngủ: mấy giờ ngủ, mấy giờ gọi dậy, vỗ ợ thế nào, dùng quấn thế nào, bật tiếng ồn trắng bài nào, to nhỏ như nào… Tay làm mồm nói chi tiết từng bước.

Tương tự trong việc chơi với con. Chơi với con nếu chỉ ngồi bế và “nghĩ ra trò gì cho chơi trò đó” thì khá hên xui, có lúc con hợp tác có lúc lại không vì đôi khi trò đó quá khó hoặc quá dễ với sự phát triển của con tại giai đoạn đó.

Muốn ra được quy trình, người mẹ phải hiểu con mình và có kiến thức vững đã nha.

Nếu con khóc, mẹ chỉ biết dí ti vào mồm mà không biết chính xác điều con muốn thì ông chồng có nhổ tóc xoăn trong quần rồi thổi bùng lên cả ngàn ông chồng nữa cũng không đỡ được ca này đâuuuu. Ti đâu mà dí!?

Con buồn ngủ, nếu chỉ biết cho con ti để ngủ thì lại tiếp tục điệp khúc chồng-lấy-ti-đâu-mà-dí??

Đưa cho chồng 1 em bé biếng ăn, khó ngủ bảo chồng chăm đi thì khác gì bảo đứa cấp 1 giải toán đạo hàm??. Dù chồng có cố gắng tâm lý đến đâu cũng chả dám nhận chăm một em bé khóc mà không biết dỗ kiểu gì đâuuuu.

Việc con có thể ăn no, ăn chủ động, ngủ đủ, ngủ không hoặc ít phụ thuộc nó là nội dung của cả nghìn trang sách nên mình không viết trong bài này được.

Mình trao cho các mẹ công cụ đơn giản nhất, áp dụng được ngay. ĐÓ LÀ VIỆC CHƠI CÙNG CON!

Ebook 125+ TRÒ CHƠI giúp bé 0-5 tuổi PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN mà mình biên soạn có các trò chơi được giới thiệu theo từng giai đoạn tuổi. Với bé nhỏ, trò chơi được giới thiệu chi tiết từng tuần. Tuần 1 chơi những trò gì, tuần 2 chơi những trò gì, mô tả chi tiết, có hình minh họa.

Các mẹ chỉ việc giúi cho chồng mấy trang đó, đính kèm một em bé không đói, không buồn ngủ là có ngay 30’-1h rảnh rang nhaaa

Ảnh 2 bố con chuẩn bị đưa nhau đi tắm hihi. Cuốn sách là minh hoạ nha các mẹ. Mình tặng ebook tại saosau.com/125games ạ

Đây là BÍ KÍP giúp nhà mình VƯỢT SÓNG GIÓ KHỦNG HOẢNG LÊN 3

Dạo này Bánh Chưng (2 tuổi 3 tháng) nhà mình rất rất hay ăn vạ, bạn này thì to mồm tính khí mạnh bẩm sinh, ăn vạ là hét chói tai với lại nước mắt nước mũi đầm đìa chỉ sau 2 cái chớp mắt luôn 😀. Lăn ra sàn giãy đành đạch lau nhà sạch bong kin kít là chuyện quá bìnhhh thườngggg luônnn :)))

Khủng hoảng tuổi lên 3 phần lớn đến từ việc con không đủ ngôn từ để diễn đạt điều con muốn. Bản thân con cũng cảm thấy rất bất lực với sự hạn chế về mặt ngôn ngữ này, chỉ có cách hét lên, khóc, giãy đành đạch để giải tỏa cảm xúc của mình. Không phải con cố tình trêu ngươi/khiêu khích cha mẹ, đây là điều tốt nhất mà một đứa trẻ hơn 2 tuổi có thể làm được trong tình huống không được đáp ứng yêu cầu.

Khi con đề nghị một điều gì đó mà bạn HIỂU HAY KHÔNG HIỂU, ĐỒNG Ý HAY KHÔNG ĐỒNG Ý, BẮT BUỘC PHẢI LÀM ĐIỀU NÀY TRƯỚC!

Đó là GỌI TÊN/XÁC NHẬN NHU CẦU/CẢM XÚC CỦA CON!

Nếu bạn không hiểu điều con diễn đạt, ĐỪNG BẢO MẸ KHÔNG HIỂU, nó kích hoạt sự BẤT LỰC của con.

Nếu bạn hiểu nhưng không đồng ý với điều con đòi hỏi, ĐỪNG NGAY LẬP TỨC BẢO KHÔNG ĐƯỢC hay ĐỂ KHI KHÁC!

Nhà mình phải hết sức tâm huyết chú tâm vào đọc hiểu nhu cầu của con đồng thời thể hiện cho con thấy. Bố không hiểu thì gọi mẹ. Mẹ không hiểu thì gọi chị Bánh Bao. Và thường thì chị Bánh Bao là cầu nối hiệu quả để nhu cầu của con có thể truyền tải đến bố mẹ. Không phải vì chị Bánh Bao đoán 1 phát ăn ngay, mà tư duy của trẻ con dễ tương thông với nhau hơn và Bao rất kiên trì trong việc đoán ý em. Thường thì sau khoảng 3 4 phát đoán sai, cả nhà cũng sẽ “khám phá” ra nhu cầu của Bánh Chưng. Lúc này, dù bố mẹ đồng ý hay không đồng ý, con cũng hiểu rằng nhu cầu/cảm xúc của mình đã được lắng nghe. Và phản ứng khi không được đáp ứng sẽ nhẹ nhàng hơn rất rất rất nhiều.

Có lần Bánh Chưng đòi ăn bánh trước giờ ăn cơm, mình nhanh mồm bảo: Ăn cơm xong thì ăn bánh nhé!

Thôi xong, ngay lập tức sàn nhà có máy lau nhà chạy bằng cơm vừa chạy vừa nhỏ nước mắt nước mũi nước dãi ra. (Có gia đình, bé sẽ không ăn vạ cật lực như vậy vì trước đó con đã bị dọa bằng quát nạt/ dọa dẫm/ đòn roi là không được khóc, không được ăn vạ. Lúc này con sẽ không dám thể hiện ra, nhưng cảm xúc đó sẽ được dồn vào một chỗ khác, biểu hiện ra theo kiểu khác, và hậu quả sẽ nặng nề hơn đó. Hic!)

Sau vài quả cơm chan nước mắt, mình áp dụng triệt để quy trình vừa kể trên thì không khí gia đình đã êm ấm hơn nhiều, thính lực của cả nhà cũng không bị ảnh hưởng nữa :v

Vậy nếu không bảo “Ăn cơm xong thì ăn bánh nhé” thì nói thế nào. Dưới đây là ví dụ ạ:

– Con muốn ăn bánh à?

– Con muốn ăn bánh gạo phải không?

– Con muốn ăn luôn bây giờ hả?

– Con thèm bánh gạo quá à?

– Khi nào ăn cơm xong thì mình ăn bánh gạo nhé.

Nói cả 5 câu kiểu như này + ĐỒNG CẢM với nhu cầu muốn được ăn bánh của con => giảm 80% ăn vạ ❤

Muốn giai đoạn khủng hoảng lên 3 trôi qua nhẹ nhàng, bên cạnh một số kỹ thuật lắng nghe, giao tiếp hiệu quả, chúng ta rất cần giúp con phát triển ngôn ngữ ngay từ khi lọt lòng và tiếp tục đến tận khi con có thể tự tin diễn đạt mọi điều con muốn sao cho ai cũng hiểu (chắc phải tầm 5 6 tuổi trở lên, theo quan sát của mình chứ mình chưa tìm được tài liệu thống kê)

Ebook 125+ TRÒ CHƠI giúp bé PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN có hệ thống bài tập giúp bé phát triển ngôn ngữ ngay từ khi sơ sinh, xuyên suốt quá trình đến khi bé 5 tuổi luôn. Mỗi giai đoạn sẽ là những bài tập khác nhau để giúp bé phát triển toàn diện và tăng gắn kết cho cả gia đình ❤

Tẩy giun cho bé đủ 1 tuổi: hấp thu nhiều hơn, cao lớn hơn

Nhiều mẹ hỏi mình là sao con ăn cũng được mà chẳng thấy tăng cân. Mình thường hỏi xem mẹ đã tẩy giun cho bé chưa.

Và thường thì các mẹ sẽ ớ ra là “ô em tưởng 2 tuổi mới được tẩy?”

Nhưng thực ra Bộ Y Tế đã có hướng dẫn tẩy giun cho bé đủ 12 tháng tuổi trở lên rồi nha ba mẹ ơi.

Có mẹ đi mua thuốc mà hiệu thuốc người ta không bán luôn ý, vì họ bảo bé 2 tuổi mới được uống 🙁

Các con đang ở độ tuổi khám phá, bốc bải, mút mát nên rất dễ nhiễm giun, giun sẽ “ăn tranh” dinh dưỡng của con làm ảnh hưởng đến sự phát triển CHIỀU CAO, CÂN NẶNG của con đó ba mẹ.

Có một truyền thuyết về tẩy giun nữa là phụ nữ có thai không được tẩy giun, nhưng thực ra là chỉ 3 tháng đầu không được tẩy thôi.

Cách mình giúp con chủ động hạn chế ăn bánh kẹo

Con gái mình hồi dưới 3 tuổi hiếm khi được ăn đồ ngọt (xem video về dùng đường trong ăn dặm mà mình làm ở đây nha ).

Hồi đó, mình khá cực đoan trong việc ăn uống đồ ngọt của con. Nếu trước mặt con có người khác ăn bánh kẹo, mình sẽ tức tốc bế con đi chỗ khác để con khỏi đòi ăn.

Mình vốn cũng là người thích đồ ngọt, thỉnh thoảng lên cơn thèm thì mình cũng ăn vã 2 cái bánh trung thu mà không cần uống nước luôn :v. Nhưng từ hồi bầu con, sợ tiểu đường thai kỳ nên mình đã chuyển sang thực phẩm ngọt tự nhiên hoặc sản phẩm không đường. Đến sữa chua mình cũng ăn không đường luôn.

Tuy hạn chế đồ ngọt và không cho con ăn, nhưng thỉnh thoảng mình cũng lén lút làm vài miếng… sau lưng con :)). Mỗi lần như thế chồng (và mẹ chồng) đều… cười vào mặt mình vì “mẹ ăn mà không cho con ăn”

Dần dần, mình chọn cách thả lỏng hơn với nhu cầu ăn bánh kẹo của con và làm gương cho con.

Mình cùng con đọc 7749 quyển sách nói về đồ ngọt, về ăn uống lành mạnh để phát triển chiều cao và não bộ…

Mình ăn bánh kẹo trước mặt con, nhưng chỉ dừng lại ở 1 chiếc.

Thỉnh thoảng con chia sẻ bánh kẹo cho mẹ, nếu thèm thì mình sẽ ăn (có lúc còn xin con). Nếu không thèm thì mình sẽ bảo là “mẹ cảm ơn con nhưng mẹ đang không thèm bánh, khi nào mẹ thèm quá thì mẹ mới ăn, ăn bánh kẹo chỉ ngon miệng thôi chứ không giúp mình cao lớn thông minh…” (tua 1 lượt những gì trong sách của con nói :)))

Dần dần, con gái mình có hẳn 1 kho kẹo bánh (toàn là được cho) nhưng con cũng biết tiết chế để ăn khi nào thật sự thèm. Có lúc thấy bả ngồi xếp xếp bánh kẹo tần ngà tần ngần xong bảo với mẹ là “con để đến mai con ăn” ❤

Hành trình làm cha mẹ, là lúc chúng ta trưởng thành, tốt đẹp hơn rất nhiều. Không chỉ để bản thân chúng ta tốt hơn, mà còn để làm gương cho con nữa.

Nuôi dạy con mà chỉ nói mồm đếch có sức mạnh đâu, thật!

Thế thôi mình đi cho bú đây :)))

Làm gì khi con bị… chê xấu

Con gái mình mang chiếc gen siêu trội, đó là chiếc mũi tẹt hình… gáo dừa.

Một số ông bà trong họ đôi khi bình phẩm rằng cái môi đẹp, cái mắt đẹp nhưng cái mũi xấu, rồi là sau này đi sửa mũi tốn mấy chục triệu là đẹp ngay…

Mình không nhảy bổ lên để đề nghị mọi người đừng nói thế. Vì:

1. Có thể con vô tư chả quan tâm mũi tẹt là đẹp hay xấu, nếu bố mẹ phản ứng ngay tại thời điểm đó có thể khiến con thắc mắc và lúc này mới thật sự quan tâm.

2. Mình sẽ nói riêng với ông bà sau, không phải ngay khi ông bà nói như vậy trước mặt tất cả mọi người.

3. Việc góp ý với ông bà có thể mang lại kết quả, có thể không. Mình cũng không ở kè kè cạnh con cả đời để biết ai “chê” con mà đi góp ý với người ta. Sau này con còn gặp gỡ giao lưu với biết bao nhiều người nữa cơ mà.

Mình chọn cách giúp con yêu cơ thể của con.

Mình nói với con sự thật rằng:

Con có đôi mắt sáng rất đẹp, giúp con nhìn rõ thế giới muôn màu,

Con có chiếc môi xinh cười rất tươi, nói những điều hay,

Con có chiếc mũi khoẻ mạnh giúp con hít thở dễ dàng,…

Vì con chưa hiểu lắm nên mình lấy ví dụ rằng bố có chiếc mũi cao nhưng hay bị sụt sịt khó thở, còn mũi con khỏe mạnh giúp con hít thở dễ dàng.

Mình không nghĩ rằng con nhớ điều này cho đến khi con hớn hở khoe bố: “Bố ơi, mẹ bảo mũi con là cái mũi khỏe mạnh” rồi cười tít mắt ^^!

Những lời nhận xét của người khác CÓ THỂ làm con tự ti về bản thân, nhưng chúng ta không thể kiểm soát được việc đó. Cùng là chiếc mũi đó hay nét tính cách đó, trong mắt mỗi người lại dễ thương hay đáng ghét tuỳ vào quan điểm của họ.

Nếu những lời nhận xét của người khác khiến mẹ buồn, hay em bé buồn. Mẹ hãy học cách cân bằng cảm xúc để cùng con lấy lại sự vui vẻ và tự tin về ngoại hình của mình nha <3

Tập trung vào điểm tích cực của bản thân là cách mình hướng đến và cố gắng “làm mẫu” cho em bé của mình.

À, hôm nay ,mình bảo con là mẹ không xem tivi, xem tivi hại mắt bla bla. Con “bật” ngay là “nhưng mà mẹ xem điện thoại” =))) OK con, nói mồm lý lẽ mà làm gì, có giỏi thì cai điện thoại đi rồi tha hồ tinh vi dạy con :v

Thế thôi mình đi cho bú đây :)))